Thánh thất Cầu Kho Cao Đài mười hai chi phái

Thánh thất Cầu Kho

Phái Cầu Kho do ông Giáo sư Thượng Kỳ Thanh (Vương Quan Kỳ) đứng đầu, quy tụ được các ông: Giáo sư Thượng Bản Thanh (Ðoàn Văn Bản) một trong 12 đệ tử Cao Đài đầu tiên, ông Nguyễn Văn Tường, Trần Quang Mính, Nguyễn Văn Khai,... Phần lớn số trí thức Cao Ðài ở Sài Gòn đều ngã theo phái Cầu Kho.

Nguyên năm 1930, số Chức sắc tại Thánh thất Cầu Kho do ông Vương Quang Kỳ đứng đầu, không tuân lịnh Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh thi hành quyển "Nghi Tiết Ðại Ðàn Tiểu Ðàn" do Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu biên soạn, trình lên Hộ pháp Phạm Công Tắc, rồi chuyển qua Cửu Trùng Đài, Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh xem xét đồng ý thì Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung ban hành kể từ ngày 12 tháng 7 năm 1930 để áp dụng thống nhứt trong toàn đạo. Nhưng Thánh thất Cầu Kho không tuân theo nên tự tách ra lập thành Chi phái Cầu Kho, lấy Thánh thất Cầu Kho làm trụ sở. Về sau, Thánh thất này dời đến đất mới gần đó, xây dựng lên đặt tên là Thánh thất Nam Thành, hiện nay là Nam Thành Thánh thất ở đường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Liên Hòa Tổng hội

Năm 1936, các ông Nguyễn Phan Long, Ðoàn Văn Bản, Trần Quang Nghiêm, Trần Văn Quế, hợp nhau lập ra Liên Hòa Tổng Hội để tổ chức các cuộc hội Long Vân vận động hòa hiệp các chi phái. Liên Hòa Tổng Hội tổ chức được 12 hội Long Vân, nhưng các chi phái rất thờ ơ trong việc hòa hiệp. Đến năm 1945 phái này tan rã.[2]

Thánh thất Nam Thành

Năm 1948 dời về Thánh thất Nam Thành như hiện nay.

Hội Thánh Cao Đài Cầu Kho Tam Quan

Trụ sở tại Tòa Thánh Cầu Kho Tam Quan (phường Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định).